TextBody

Cơ chế phòng chống thiên tai của thực vật là gì?

Nội dung tham vấn

       Cơ chế phòng chống thiên tai của thực vật là gì?

Đề xuất của RONTAI

       Để tìm hiểu cơ chế phòng chống thiên tai của thực vật là gì, trước hết chúng ta hãy cùng xem xói mòn
   được xảy ra như thế nào!

I.    Cơ chế xói mòn
1.    Hình thành màng đất
       Hạt mưa rơi xuống đất với vận tốc lên đến 30km/h.

        Trong đất thông thường có khoảng trống giữa các hạt  cấu thành nên nó, nước có thể thẩm thấu
   một lượng nhất định, nền ít xảy ra rửa trôi đất do nước. Tuy nhiên, khi những hạt mưa lớn rơi xuống,
   va chạm của các hạt  mưa đó làm xáo trộn đất  bề mặt, những hạt đất nhỏ có  thể bị bắn  xa đến 2m.
   Nếu điều này được lặp đi lặp lại nhiều lần, các khoảng trống giữa hạt đất sẽ được lấp đầy. Từ đó, lớp
   vỏ cứng được hình thành trên bề mặt đất, gọi là màng đất.

2.    Xói mòn phẳng 

 - Nếu mưa lớn và dài ngày, lượng mưa sẽ
vượt quá khả năng thấm của đất, khi đó nước
sẽ chảy trên bề mặt đất. Dòng chảy sẽ rửa trôi
hạt  đất  xuống vị trí thấp hơn. Lớp đất  bề mặt
bị rửa  trôi đồng đều ở một  mức độ  nhất định
được gọi là xói mòn phẳng.


3.    Xói mòn rãnh

   - Trường hợp nước chảy xuống nơi thấp
có chọn lọc, dọc theo vị trí lõm nhỏ trên bề mặt
đất, xói mòn xảy ra dọc theo rãnh.Trong trường
hợp  này, nước  có  tốc độ nhanh hơn xói  mòn
phẳng, rửa trôi lớp  đất mặt  và tốc độ xói  mòn
tăng  lên. Xói  mòn  được hình  thành và xảy ra
theo cách này được gọi là xói mòn rãnh.

II.    Cơ chế chống xói mòn của thực vật

 

1.    Lá điều hòa chấn động của giọt mưa 
       Khi xói  mòn bắt đầu, bề mặt  đất bị xáo trộn do chấn động của nước mưa rơi  xuống đất, màng đất
   được hình thành. Bằng cách bao phủ toàn bộ lớp đất bề mặt bằng lá, chúng ta có thể ngăn chặn chấn
   động của nước mưa khi rơi xuống với vận tốc 30km/h, giảm xáo trộn bề mặt đất.

2.    Chứa nước mưa bởi lá
       Để kiểm soát dòng chảy của nước trên bề mặt đất - nguyên nhân gây xói mòn, nước mưa được lưu
   trữ một cách tạm thời trên lá, ngăn không cho nước chảy trên dốc cùng một lúc.

3.    Giảm tốc độ của nước chảy xuống bởi thân lá.
       Tốc độ của nước chảy xuống mái dốc càng nhanh, lượng đất rửa trôi theo cũng tăng lên. Thân và
   lá của thực vật sẽ làm giảm tốc độ nước chảy xuống. Từ đó lượng đất rửa trôi được giảm bớt.

4.    Giữ chặt đất bề mặt bởi rễ
       Rễ của thực vật phát triển xâm nhập vào đất, bao bọc và giữ chặt hạt đất, ngăn chặn rửa trôi.

5.    Điều hòa nhiệt độ đất
       Rễ của thực vật phát triển trong lớp đất mặt , giảm đông kết băng giá bề mặt, từ đó ngăn ngừa xói
   mòn do băng giá.

6.    Tăng khả năng thẩm thấu
       Việc phát triển của thực vật giúp cải thiện khả năng thẩm thấu của bề mặt dốc, làm giảm bớt lượng
   nước chảy xuống – nguyên nhân gây xói mòn.

       Khả năng thẩm thấu             Thảm thực vật cỏ: 191mm/h
                                                         Đất trống: 10~100mm/h
 

Vui lòng liên hệ với chúng tôi nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào về phủ xanh mái dốc hoặc sản phẩm.