TextBody

Giải pháp phủ xanh bảo vệ mái dốc có độ dốc lớn?

Nội dung tham vấn

   Tôi muốn phủ xanh mái dốc có độ dốc lớn 1:0,5. Có phương pháp nào khả thi không?

Đề xuất của RONTAI

   Độ dốc 1:0,5 (~ 60 độ ) là một điều kiện khó khăn.

   Phủ xanh mái dốc có độ dốc lớn có những khó khăn sau đây:

Đối với cây thân thảo

                                                                                                              

   Độ dốc của  mái dốc càng lớn thì sự  phát  triển
của rễ càng nông. Ở độ dốc 0o nếu coi chiều  sâu
xâm  lấn  của  rễ là  100 thì với độ dốc  60o, chiều
sâu xâm lấn của rễ chỉ còn là 30. Điều đó cũng có nghĩa  là  khả  năng  chống đỡ thân của  rễ cây bị
suy yếu,sức bám suy giảm dẫn đến dễ bị bóc tách
ra khỏi bề mặt mái dốc.

   Chiều sâu thâm nhập thấp, thực vật khó hấp thu nước, chất dinh dưỡng, dẫn đến sinh trưởng chậm
và tăng rủi ro khô héo.

Đối với cây thân gỗ

   Sự phát triển của rễ cây  thân gỗ  không  khác
nhiều so với cân thân  thảo. Độ dốc càng lớn thì
sự xâm lấn của rễ  càng nông. Mặt khác, khi  độ
dốc càng lớn, các rễ bên có su hướng phát triển
nhiều hơn về phía sườn dốc. Điều này góp phần
củng cố sức bám và thuận lợi cho việc hút nước
của cây. 

   Nếu trên cùng một độ dốc, cân thân gỗ được
coi là có ưu thế hơn so với cây thân thảo.

    => Tóm lại: độ dốc càng lớn thì bộ rễ của thực vật càng khó phát triển.
 *  Hậu quả thứ nhất là  khả năng chống đỡ thân của bộ rễ giảm, thực vật dễ bị trượt,
 bị cuốn trôi khi gặp gió hoặc mưa lớn.
 *  Hậu  quả  thứ hai là khả năng  hấp thụ nước  và các chất dinh dưỡng  cũng do đó
 bị hạn chế dẫn đến tình trạng thực vật khó sinh trưởng, tăng rủi ro khô héo.

Làm thế nào để giải quyết:

 Thứ nhất: lựa chọn quần thể thực vật mục tiêu phù hợp
 Theo tiêu chuẩn được sử dụng tại Nhật Bản hiện nay, tương quan giữa quần thể thực vật mục tiêu
 và độ dốc như sau:

Bảng: Độ dốc và quần thể thực vật tiêu chuẩn

 Độ dốc   

  Trạng thái sinh trưởng của thực vật

Độ dốc thấp dưới 1:1.4
(dưới 35 độ)

 -  Nếu độ dốc dưới 1:1.7 thì có thể kiến tạo cộng động thực vật nhiều
 cây thân gỗ lớn .
 -  Nếu độ dốc  từ 1:1.7 - 1:1.4 cũng có  thể  mọc  cây  thân gỗ lớn tùy
  vào điều kiện chất đất của taluy và môi trường xung quanh.
 -  Các loại cây bản địa có thể xâm nhập dễ dàng.  
 -  Thực vật sinh trưởng dễ  dàng, nếu kiến tạo xong thảm thực vật thì
 xâm thực bề mặt hầu như không xảy ra.

1:1.4~1:1
(35 độ~45 độ)

 -  Cây gỗ trung bình và  thấp chiếm ưu thế. Có thể  kiến tạo quần thể
 thực vật được thảo mộc che phủ.

1:1.0~1:0.8
(45 độ~50 độ) 

 -  Có thể kiến tạo cộng đồng thực vật thấp bao gồm cây thân gỗ thấp
và quần thể cỏ.

độ dốc trên 1:0.8
(trên 50 độ)

 -  Quần thể thực vật mục tiêu là quần thể cỏ. Chỉ trong trường hợp mái
 dốc ổn định, hoặc sử dụng phương pháp khác để ổn định mái dốc mới
 có thể phủ xanh.
 -  Giới hạn tối đa để phủ xanh là khoảng 70 độ.

 

 Thứ hai: Lựa chọn sản phẩm phủ xanh phù hợp.

   Đối với mái dốc lớn, cần sử dụng nhiều chất cải tạo đất và phân bón để thúc đẩy khả năng
sinh trưởng của thực vật.
   Chúng tôi đã phát triển tấm thực sinh QUILKET M với một số đặc điểm sau:
•    Chống xói mòn do nước mưa
•    Gắn số lượng lớn chất cải tạo đất và phân bón
   Với mục tiêu phát triển là phủ xanh trên mọi thổ nhưỡng của mái dốc đào, QUILKET M có
 thể tạo ra môi trường tốt để thực vật phát triển sớm.
Quý độc giả có thể xem catalog của sản phẩm QUILKET M (tại đây):

 Thứ ba: Sử dụng kết hợp lưới thép và tấm thực sinh.

   Sau khi thi công tấm thực sinh, lưới thép sẽ được đặt lên trên bề mặt và được cố định, giúp
tấm thực sinh ép chặt vào mái dốc. Việc này thúc đẩy hạt giống có điều kiện nảy mầm sớm do
diện tích tiếp xúc với mặt đất tăng lên.

   Một số dự án có độ dốc lớn đã sử dụng sản phẩm của RONTAI như sau:
1. Dự án bảo tồn và duy trì đất nông nghiệp đặc biệt của tỉnh Kagoshima.
2. Dự án cải thiện đường nhánh rừng 2016 tuyến Kokubun Sanroku.

Vui lòng liên hệ với chúng tôi nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào về phủ xanh mái dốc hoặc sản phẩm.